Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Nghi lễ đám tang của người tại gia



Trong đám tang có nhiều nghi thức, vừa để chứng tỏ sự kính thờ người đã khuất, vừa làm người trở về với cát bụi yên lòng.
 Trong đám tang có nhiều nghi thức, vừa để chứng tỏ sự kính thờ người đã khuất, vừa làm người trở về với cát bụi yên lòng.

Nhiều nghi thức truyền thống
Căn cứ vào cuốn Phật pháp Bách vấn - tập 1, thì một tang lễ theo nghi thức Phật giáo bao gồm có những lễ chính như Lễ trị quan nhập liệm; Lễ thành phục; Lễ Tịch điện; Lễ triều tổ; Lễ khiển điện; Lễ an sàng...
Đám tang là một nghi lễ lớn, nghi lễ cuối cùng trong đời một con người.

Khi người bị mất, đến giờ nhập liệm, tang chủ cần phải chuẩn bị chu đáo cho người hành lễ. Ở đây, gia đình tang chủ có thể thỉnh các sư về để hộ niệm và hướng dẫn các nghi lễ cần thiết khi nhập niệm.
Ví dụ như chuẩn bị nhang, đèn, giấy vàng mã, chỗ để quan tài, hai bàn cúng (một bàn thờ Phật, một bàn vong - PV), hai bộ chân đèn, hai lư hương, hai dĩa trái cây, cơm trắng, canh dành để cúng cơm (chay hoặc mặn - PV).
Sau đó, lập sẵn danh sách tất cả những người mang sẽ phải để tang theo thứ tự từ lớn đến nhỏ với các mục: Họ tên, tuổi, quan hệ với người chết...để mời sư đọc tên và phát tang trong lễ thành phục. Treo hoặc dán bảng cáo phó trước cửa nhà hoặc ở vị trí dễ quan sát.
Khi bắt đầu nhập liệm, các con đi vào, con trai bên trái và con gái bên phải (nếu người mất đã có con - PV). Nếu thỉnh được nhà sư, trong khi sư đọc kinh thì một phận người sẽ tiến hành mặc bộ đồ tẩm liệm và quấn vải liệm.
Mọi việc xong thì đậy nắp quan tài lại thật kỹ, đặt ở giữa nhà, quan tài sẽ trang trí đèn, hoa...Lễ thành phục thường được tiến hành ngay sau khi nhập liệm. Nhà sư sẽ phát tang hoặc con cháu tự mặc đồ tang để cúng và đáp lễ khi khách đến viếng. Lúc này, thân bằng cố hữu, bà con láng giềng mới đến phúng viếng.
Trước giờ động quan, sư sẽ đọc kinh và làm lễ Cúng đường. Tang chủ cần hỏi các sư về cách sắp đặt lễ cúng, đồ cúng tại nhà c̣ũng như tại nghĩa trang để chuẩn bị cho chu đáo.
Tiếp theo là lễ Bái quan. Được phép của tang chủ, người phụ trách việc động quan sẽ điều khiển những người liên quan đến việc này làm từng việc, ví dụ như đốt đèn, nhang, vái lạy, buộc khăn tang, đốt giấy vàng mã,...
Sau đó, mọi người đồng loạt quỳ trước linh cữu rồi lạy hai lạy, xin phép được di quan đến nơi an táng. Theo Phật giáo, khi khiêng quan tài thì tuân theo nguyên tắc: đầu áo quan đi trước, chân áo quan đi sau. Khi linh cữu vừa ra khỏi nhà, gia chủ sẽ cho người đập vỡ cái siêu đất để dưới quan tài, với ý nghĩa là mong cho linh hồn người chết mau siêu thoát.
Chôn cất xong sẽ có nhiều lễ cúng cần thiết
Sau khi đã thập phần viên mãn những việc như lễ nhập liệm, lễ động quan, lễ hạ huyệt....thì gia chủ cần phải có những lễ cúng cần thiết cho người đã mất.
Đầu tiên là phải kể đến Lễ tế ngu hay còn được gọi là lễ mở cửa mã. Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày hoặc hơn sau khi chôn cất.
Sở dĩ có như vậy là vì có nhiều trường hợp sau khi chết bốn năm ngày, thi thể còn để trong phòng lạnh, đám tang có thể được cử hành nhiều ngày sau khi chết.
Ngày cúng lễ này, gia chủ cần phải đắp cỏ lên mộ, đốt nhang, vàng mã, đồ cúng và một cái thang tre nhỏ có bảy bậc đối với người mất là nữ hoặc chín bậc .đối với nam
Kế tiếp đó là lễ cúng thất. Với người dân Việt, bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất, do đó trước bữa ăn, gia chủ dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, mọi người ăn gì thì phải cúng những thứ ấy. Có thể là chay hoặc mặn, tùy vào từng gia chủ.
Sau khi thắp hương, gia chủ dùng đôi đũa vào giữa bát cơm, rót rượu, khấn vái, rót nước. Làm lễ chung thất (49 ngày - PV) và tốt khóc(100 ngày - PV) không cần phải chọn ngày, cứ đúng ngày mà làm.
Cuối cùng là lễ trừ phục hay còn gọi là đàm tế. Sau khi an táng hai năm, người ta chọn một ngày tốt để làm lễ trừ phục. Trừ phục gồm ba lễ là lễ sửa mộ. Lễ đàm tế, tức là cất khăn tang, hủy đốt cấc thứ thuộc về phần lễ tang. Rước linh vị lên bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang, thu cất các bức trướng, câu đối viếng.
Kết thúc lễ trừ phục là lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo tổ tiên. Gia chủ cần chép sẵn linh vị mới, khi đàm tế ở bàn tang xong thì đốt linh vị cũ. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới.
Nếu gia chủ có điều kiện thì ngày mất cũng như những ngày lễ cúng này, có thể thỉnh chư Tăng về nhà tụng Kinh, cầu siêu cho người đã mất được siêu thoát hoặc về Tây phương cực lạc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét