Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

vnTime - Sức khỏe cộng đồng

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

VNTime - Ong-lon-FDI-chuyen-gia-Khong-phai-phat-tien-la-xong

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

VNTime - Thu-choi-mong-vuot-ngan-do-cua-dai-gia

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bát ăn cơm Xanh Côban

* Tên sản phẩm: Bát ăn cơm
 * Chất lượng: - Được làm hoàn toàn thủ công bằng tay và được các nghệ nhân có tay nghề cao
* Thành phần: - Được làm hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân tây nghề cao
                       - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng và các nguyên phụ liệu khác.
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào trong không có chấm đen, không có lỗi
Dùng làm bát ăn cơm hàng ngày tại gia đình

Chóe Song Long Côban tròn vẽ vàng 10

* Tên sản phẩm: Chóe Song Long Côban tròn vẽ tay Vàng 10
* Chất lượng: - Được làm hoàn toàn thủ công bằng tay và được các nghệ nhân có tay nghề cao dùng vàng 10 vẽ các chi tiết hoa văn.
 * Thành phần: - Được làm hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân tây nghề cao
                       - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng và các nguyên phụ liệu khác.
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào trong không có chấm đen, không có lỗi
       Dùng làm Chóe đựng nước, gạo trên Ban thờ tổ tiên
 Sản phầm được làm hoàn toàn thủ công 
Hình rồng được vẽ bởi các nghệ nhân có tay nghề cao bằng Vàng 10
 Các chi tiết được vẽ tinh xảo từ trên xuống dưới

Chóe Song Long tròn vẽ tay Vàng 10

* Tên sản phẩm: Chóe tròn vẽ tay Vàng 10
 * Chất lượng: - Được làm hoàn toàn thủ công bằng tay và được các nghệ nhân có tay nghề cao dùng vàng 10 vẽ các chi tiết hoa văn
* Thành phần: - Được làm hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân tây nghề cao
                       - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng và các nguyên phụ liệu khác.
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào trong không có chấm đen, không có lỗi
Dùng làm Chóe đựng nước, gạo trên Ban thờ tổ tiên
 
Sản phầm được làm hoàn toàn thủ công
 
Hình rồng được vẽ bởi các nghệ nhân có tay nghề cao bằng Vàng 10
Các chi tiết được vẽ tinh xảo từ trên xuống dưới

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Chóe Lục lăng Song Long

* Tên sản phẩm: Lọ hoa trang trí
* Thành phần: - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng....
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào trong không có chấm đen
Dùng để trang trí phòng khách

Ấm Tỳ Bà S1 vẽ Vàng

* Tên sản phẩm: Ám Tỳ Bà S1
* Thành phần: - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng....
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào có màu trắng trong không có chấm đen
Dùng để đựng rượu có tác dụng khử độc giúp uống rượu

Ám Tỳ Bà S1

* Tên sản phẩm: Ám Tỳ Bà S1
* Thành phần: - 70 % thach anh trắng
                       - 30% còn lại là các thành phần: kaolan, đất sét trắng....
* Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm  có màu trắng ngà, khi soi đèn vào có màu trắng trong không có chấm đen
Dùng để đựng rượu có tác dụng khử độc giúp uống rượu

Lọ đựng Trà

Ấm Tỳ Bà S1

THỜ CÚNG TỔ TIÊN CÓ TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG


I/ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CÓ TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG
            Thờ cúng Tổ tiên là tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ thời sơ cổ người Việt và được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng thờ Thần
            Đối tượng thờ cúng thần linh được mở rộng đến việc thờ cúng vong hồn những người trong gia đình cùng huyết thống.
Vì thực tế cuộc sống, con người được sinh ra, nuôi dưỡng, che chở, bảo bọc trưởng thành bằng những con người cùng chung huyết thống.
            Con người mong cầu hạnh phúc đó tồn tại. Cho nên khi ông bà, cha mẹ chết đi, con cháu luôn luôn tôn thờ và cầu mong được che chở độ trì như lúc còn sống.
            Người bình dân tin tưởng con người chết thể phách  tiêu tan nhưng tinh thần vẫn còn có thể can thiệp vào công việc của người sống. Những người lúc sinh thời có tài đức thì công năng phù trợ, độ trì càng lớn.
Tại  nước  ta,  từ đời Hùng Vương thứ 6, tục thờ Tổ tiên của người Việt đã phát triển sâu rộng từ người bình dân cho đến tầng lớp vua quan với truyền thuyết dân gian “Bánh chưng, bánh dày”.
Tiết Liêu (còn gọi Lang Liêu) con của vua Hùng Vương đời thứ 6.
Trong dịp cúng Tổ, vua cha tỏ ý muốn các con dâng lên những món ăn độc đáo để thờ cúng Tổ tiên. Tiết Liêu đã sáng tạo ra bánh chưngbánh dày, tượng trưng cho Trời, Đất. Nhờ sáng tạo có ý nghĩa, Tiết Liêu được truyền ngôi, tức là Hùng Vương  thứ 7.
Hai thứ bánh do Tiết Liêu sáng tạo ra đã trở thành món ăn truyền thống dâng cúng Tổ tiên của dân tộc Việt.
Vậy, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên vốn là tín ngưỡng bản địa người Việt, xuất hiện trong thời kỳ Hùng Vương.
II/ QUAN HỆ THỜ CÚNG TỔ TIÊN VỚI NHO, PHẬT, LÃO GIÁO
Vào thế kỷ thứ I và II, hệ thống lý luận Nho giáo du nhập ở nước ta đã góp phần củng cố, mở rộng thêm lý thuyết về thờ cúng Tổ tiên của người Việt.
Nho giáo truyền sang nước ta mang theo nội hàm “kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giã  敬 其 所 尊, 愛 其 所 親, 事 死 如 事 生, 事 亡 如 事 存, 孝 之 至 也 ” Kính người trên, thương người thân, thờ người chết như người còn sống, trọng người đã khuất như người hãy còn. Đó là trọn hiếu vậy!  (Trích Trung Dung, chương “Hiếu là nối chí Tổ tông”)
Phật  giáo  coi  trọng Tứ ân, trong đó có  “Phụ mẫu ân”, cầu siêu bạt độ vong linh người thân siêu thoát, tái sinh. Trợ duyên cho ông bà, cha mẹ tu tập theo Phật là điểm khác biệt căn bản chữ hiếu giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Lão giáo không coi trọng đời sống vong hồn, chú ý đời sống thực tại hơn. Lão giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà ma, trị bệnh. Lão giáo thần tiên hướng tới việc tu luyện thành thần tiên, trường sinh bất tử. Quan niệm người chết là về với cõi Tiên, về cõi Trời. Trướng liễn đưa tang lễ “Giá hạc quy Tiên”, “Tiên cảnh nhàn du” xuất phát từ quan điểm Lão giáo.

III/ BÀI VỊ THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Bài vị (còn gọi là thần chủ, thần vị, linh vị) là tấm thẻ gỗ hoặc giấy ghi tên tuổi đặt tại bàn thờ của người đã mất.
Có 2 loại thần chủ/bài vị:
            -Vĩnh tế thần chủ: Thần chủ thờ cúng vĩnh viễn tại từ đường Thủy tổ, từ đường Phái, từ đường Chi.
            -Ngũ  đại  mai  thần chủ: Thần chủ thờ tại gia đình, đến đời thứ 5 được chôn đi.
            Thời nay, hình ảnh của người mất được thay cho thần chủ để thờ cúng nhưng cũng tuân theo quy định đến đời Cao Tổ thì xếp ảnh thờ đặt vào trong gia phả để làm tư liệu.
            Nếu mỗi người mất có một ảnh hay bài vị thì không gian bàn thờ tại mỗi gia đình không chứa đủ.
Vì vậy, bàn thờ chỉ nên đặt một bài vị tổng hợp hàm chứa nhiều thế hệ đã quá vãng vì tên họ cụ thể đã có trong gia phả đặt trên bàn thờ.

IV/ THỜ CÚNG TỔ TIÊN ĐÚNG THỨ BẬC
Thờ cúng Tổ tiên được luật hóa trong “Quốc triều hình luật” (còn gọi Lê triều hình luật, Luật Hồng Đức), thời Lê Thánh Tông (1460-1497), điều 339 ghi “con cháu phải thờ cúng (tổ tiên ông bà) năm đời và qua năm đời thì con cháu không thờ cúng” (Trích: Viện sử học, Quốc triều hình luật – NXB Pháp lý-1991, trang 146, 147)
Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ, con cháu không những thờ 5 đời mà còn thờ nhiều đời trở về trước thể hiện lòng tri ơn liệt Tổ truyền sinh ra dòng tộc.
Tại hoàng cung, các triều đại phong kiến đều lập Thái miếu, Thế miếu, lăng mộ…Dân gian cũng kiến thiết từ đường của dòng tộc.
Thờ cúng Tổ tiên được chuyển hóa theo xu thế dung hòa, được truyền thừa tự nhiên như sau:
-Từ đường toàn tộc thờ cúng từ bậc Cao Tổ đến bậc cao nhất là Thủy tổ với những bài vị “vĩnh tế thần chủ”.
            -Gia từ thờ cúng trong quan hệ 4 đời, kể từ gia chủ theo  định ước khẩu truyền “Ngũ đại mai thần chủ” nghĩa là chôn cất bài vị đời thứ 5 (tức ông bà Cao Tổ), không thờ cúng nữa.
            Đời
Xưng hô từ ngữ Hán Việt
Xưng hô từ ngữ thuần Việt
Đời thứ 1
Bản thân, gia chủ
Mình
Đời thứ 2
Hiển khảo tỷ,
Phụ mẫu
Cha mẹ
Đời thứ 3
Tổ khảo tỷ, Nội tổ
Ông bà Nội
Đời thứ 4
Tằng tổ khảo tỷ
Ông bà Cố
Đời thứ 5
Cao tổ
Ông bà Tổ
           
Tín ngưỡng dân gian theo quan niệm “Nhân sinh bách tuế vi kỳ” (Hạn kỳ con người sống 100 năm).
Mỗi thế hệ tính từ 25 năm đến 30 năm, thì trong 100 năm, Tằng tổ vẫn còn sống để dạy bảo, ban phát của cải, nuôi dưỡng Tằng tôn và ngược lại Tằng tôn vẫn được chăm sóc, phụng dưỡng Tăng tổ. Đó là hạnh phúc cao quý của một gia đình “ 四 代 同 堂 Tứ đại đồng đường”.
 Tuy nhiên, mối quan hệ trên không khắng khít bằng quan hệ cha mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Do vậy, theo thông lệ, đám giỗ ông bà Cố, ông bà Nội tổ chức gọn nhẹ hơn so với đám giỗ chính là cha mẹ.
Từ Cao tổ không còn cúng giỗ tại gia đình vì các vị Cao tổ mất quá lâu. Có nhiều người không còn nhớ tên ông bà Cao tổ của mình vì chỉ được truyền miệng và không ghi chép thành gia phả, nhưng quan trọng hơn vì họ chưa có “tâm” hướng tìm cội nguồn bản thân.
Các đời từ Cao Tổ trở lên được hợp tự cố định vĩnh viễn tại từ đường Thủy tổ của dòng tộc). Vong hồn chư Tổ ấm cúng, con cháu hoan hỉ yên lòng.
Con người sinh ra phải có nguồn cội theo từng thế hệ như cây có gốc, nước có nguồn.
Tuy nhiên, nhiều tộc họ không xây dựng từ đường, không lập gia phả, chưa biết về nguồn cội thì thờ cúng các vị Cao tổ trở lên tại gia từ .
Trong trường hợp mù mờ đó, ngoài các bài vị thờ 4 đời, một số nơi đã thiết lập bài vị có nội dung tổng hợp, không phân biệt xuất xứ dòng tộc.
Ví dụ: Tộc Nguyễn, thiết lập bài vị, ghi:                      
阮 門 堂 上 歷 代 尊 灵
Nguyễn môn đường thượng lịch đại tôn linh
(Tôn linh cha mẹ tộc Nguyễn trải qua nhiều đời)
            Xét theo nội dung danh xưng, bài vị này là tập hợp rất đông đảo mỗi thế hệ cha mẹ của những ai mang danh xưng tộc Nguyễn. Vì vậy, bài vị này không thể kể hết số lượng người.
Nếu là tộc Nguyễn thì ghi rõ Tổ quán hoặc nguyên quán xuất phát của dòng họ để thể hiện giới hạn cần thiết.
Người gia chủ không có chức năng và điều kiện thờ cúng nhiều cấp như vây, thiếu tác dụng. Vì vậy, gia đình nên tìm hiểu cội nguồn, lập gia phả để phụng thờ chính xác Tổ tiên mình, không nên thờ chung chung, thiếu địa chỉ cụ thể.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Ngày hội lục bát Quý Tỵ - 2013: Thỏa sức đọc thơ, tha hồ trình diễn

 Ngày Hội Lục Bát lần thứ 5 - Qúy Tỵ - 2013, đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (Số 4 - Phùng Hưng – Quận Hà Đông – Hà Nội) sáng nay 8/9/2013. Sân khấu chính đã chật ních, không còn một chỗ ngồi, ngoài sân, tại các lục bát quán cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi "Thỏa sức đọc thơ, tha hồ trình diễn..."
Đến với Ngày Hội Lục Bát, tâm hồn mỗi chúng ta sẽ cùng được lắng lại, chìm đắm trong không gian “Ngàn năm hồn Việt” của những “Lục bát quán” mang đậm chất hồn quê dân dã – Nơi những người yêu thơ và nghệ sĩ có thể trình diễn thơ ca; đồng thời, giới thiệu đặc sản ngọt lành của từng vùng miền thôn quê hồn hậu. Là những không gian xưa với những cô gái “yếm thắm, má đào” và những chàng trai “áo the, khăn xếp”…
 
 

Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh độc đáo của Lễ hội Lục Bát Quý Tỵ thông qua các "Lục Bát quán"...
 


Chào mừng Ngày hội lục bát Quý Tỵ - 2013



Ký tên ủng hộ và tôn vinh thơ lục bát


Ủng hộ sách cho thư viện Trường Sa




Dị nhân Văn Thùy và tập thơ chép tay “Vệt chữ màu ca dao”


Tập thơ Dòng sông sắc màu của Ngọc Thanh tại một quán lục bát




CLB thơ VN Song Hà, Bắc Hà






















Thỏa sức đọc thơ, tha hồ trình diễn




Hồn quê trong quán lục bát Đoàn Thị Điểm (Hưng Yên)
 http://vntime.vn/VanHoa-DuLich/VanHoa-NgheThuat/2013/9/10/Ngay-hoi-luc-bat-Quy-Ty-2013-Thoa-suc-doc-tho-tha-ho-trinh-dien-994c5e55.html

Ngày hội Lục bát Quý Tỵ - 2013: Mong Lục bát là Quốc thi


Biểu trưng cho giọng nói Việt?
 
 Đến với Ngày hội Lục bát, người ta được đắm chìm trong không gian "Ngàn năm hồn Việt" của những "Lục bát quán" mang hồn quê dân dã. Đó là nơi những người yêu thơ và nghệ sĩ có thể trình diễn thơ, giới thiệu đặc sản của từng vùng miền. Tối 7/9, lần đầu tiên công chúng được thưởng thức "Đêm hội Lục bát" với điểm nhấn là chương trình trình diễn thời trang dân tộc "Hồn quê và dáng Việt Qúy Tỵ". Và có lẽ, đây cũng là một trong số hiếm hoi những "cuộc chơi" mà hàng ngàn người tham dự đều mặc trang phục dân tộc truyền thống.

Trong khi đó, Ngày hội Lục bát diễn ra ngày 8/9 (tức ngày 4/8 âm lịch) lại có nhiều nghi lễ đặc trưng như: Đánh trống khai hội, lễ dâng hương và rước thơ Lục bát, lễ đọc "Chúc văn" cầu cho Quốc thái dân an, lễ phát lộc ấn phẩm "Lộc phát"… Hàng trăm đoàn từ các CLB thơ Việt Nam tụ hội và trình diễn Lục bát. Bên lề ngày hội, Ban Tổ chức cũng mở thêm nhiều hoạt động ý nghĩa khác: Mỗi người một cuốn sách tặng thư viện huyện đảo Trường Sa. Hay mỗi người đều có quyền ký tên để ủng hộ cuộc vận động tôn vinh Lục bát là Quốc thi, và vận động để UNESCO công nhận Lục bát Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phải ghi nhận, từ năm 2009 đến nay, Ngày hội Lục bát nào cũng thu hút hàng ngàn người tham gia cùng nhiều hoạt động đặc sắc, có sức lan tỏa lớn. "Thật khó tìm một giai điệu ngôn ngữ nào phù hợp để làm biểu trưng cho giọng nói Việt hơn là nhịp điệu nhịp nhàng, êm đềm với những thanh âm, cung bậc trắc bằng trong điệu ngôn ngữ của nhịp thức 6 và 8..." - nhà thơ Đỗ Trọng Khơi chia sẻ.

Hé lộ những tài năng

Ngày hội năm nay còn có lễ sơ kết và trao thưởng lần thứ nhất Cuộc thi thơ Lục bát chủ đề "Tổ quốc và đạo pháp". Ban Tổ chức cho biết, từ 12/9/2012 - 15/7/2013, đã có gần 3.000 bài dự thi của hơn 500 tác giả gửi về. Và 14 tác giả đã được vinh danh với 6 giải Lục bát Trăng vàng và 8 giải Lục bát Trăng bạc. Nhà thơ Vương Trọng - Trưởng Ban giám khảo chia sẻ: "Các tác giả đoạt giải đã mang đến cuộc thi những áng thơ với ngôn ngữ, hình ảnh đẹp, nhịp điệu, niêm luật đặc trưng của thể thơ truyền thống với cảm xúc tươi tắn. Thể thơ Lục bát vốn bị hạn chế bởi số từ và vần luật, nhưng ngay năm đầu tiên tổ chức, cuộc thi đã hé lộ những giọng Lục bát lấp lánh, cho hy vọng kết quả cao hơn vào chặng đường tiếp theo".

Nếu như tác giả Ngô Bá Hòa có những vần điệu về làng quê thơ mộng trong "Những điều bình dị" thì Phạm Thành Minh lại có cảnh làng quê hiện lên trong Lục bát một cách trẻ trung, dí dỏm, ý vị trong "Đã tằm thì phải nhả tơ". Đề tài Đạo pháp, hình ảnh ngôn ngữ nhà Phật, giá trị tâm linh đi vào đời sống lại được thể hiện gần gũi, đời thường trong “Sau lá bồ đề” của Nguyễn Minh Khiêm hay "Tắm trăng" của Nguyễn Tấn On. Biên giới biển đảo - vấn đề thời sự nóng bỏng hiện tại, cũng được đề cập với những bài thơ da diết, giàu trách nhiệm công dân trong "Gió từ mộ gió" của Nguyễn Ngọc Hưng…

Cuộc thi mới ở năm đầu tiên, song số lượng bài tham gia dự thi gồm nhiều tác giả ở đủ các lứa tuổi. Điều ấy cho thấy, tấm lòng của người Việt đối với Lục bát vẫn tràn trề nhiệt huyết, đó chính là cội nguồn để bảo tồn thể thơ truyền thống của dân tộc.
 
http://vntime.vn/VanHoa-DuLich/VanHoa-NgheThuat/2013/9/10/Ngay-hoi-Luc-bat-Quy-Ty-2013-Mong-Luc-bat-la-Quoc-thi-6ac6bd52.html

Tường thuật ngày thứ 2 Lễ Hội Lục Bát Qúy Tỵ 2013

Ngày hội Lục Bát Qúy Tỵ đã diễn ra các Lễ hội văn hóa và khai mạc vào hôm qua (7/9).Sau khi được đồng chí Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch HH DN Nhỏ và Vửa VN thay mặt Ban tổ chức đánh trống khai hội, không khí lễ hội đã diễn ra hết sức sôi động và lên cao trào vào Đêm hội với tiết mục Thời trang áo dài và yếm đào của các người đẹp trong bộ sưu tập của Nhà thiết kế Phạm Thị Lý 
 
Tiếp tục chuỗi các sự kiện Lễ hội, PV xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh của ngày thứ 2 :
 













Đồng chí Vũ Mão - Nguyên UB BCH TW Đảng, nguyên chủ nhiệm văn phòng quốc hội - đánh trống khai hội
 ngày thứ 2 Lễ Hội Lục Bát



 


Nhà thơ Đăng Vương Hưng - Người khởi xướng Ngày Hội Lục Bát hàng năm đọc chúc văn



Thượng tọa Thích Minh Hiền làm lễ




Bà Cù Thị Hậu - nguyên UV BCH TW Đảng, Nguyên Chủ tịch Tổng Liên Đoàn VN, Chủ tịch Người Cao Tuổi VN



Nhà thiết kế thời trang Phạm Thị Lý trong lễ vinh danh
















Tặng sách cho Thư viện Trường Sa




Nét đẹp truyền thống trong bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Phạm Thị Lý





http://vntime.vn/VanHoa-DuLich/VanHoa-NgheThuat/2013/9/8/Tuong-thuat-ngay-thu-2-Le-Hoi-Luc-Bat-Quy-Ty-2013-de102811.html