Lần
đầu tiên, Lễ hội Lục Bát có đêm hội có phần Trình diễn Thời trang Dân
tộc với những người mẫu xinh đẹp, quyến rũ trong những bộ trang phục dân
tộc tuyệt đẹp đậm chất Việt Nam xuất phát từ ý tưởng thật sự lãng mạn
và độc đáo.
Sáng
ngày 30/8/2013, tại Hà Nội diễn ra buổi họp báo giới thiệu chương trình
Lễ hội Lục Bát lần thứ 5. Lễ hội thường niên này sẽ được tổ chức tại
Trung tâm Văn hoá Thành phố ( Số 4- Phùng Hưng- Quận Hà Đông- Hà Nội)
vào 2 ngày 7 và ngày 8/9/2013.
Buổi họp báo thu hút được rất đông người tham gia, nhất là giới báo chí và truyền thông, cùng các nhà văn, nhà thơ, và các bạn đọc gần xa trong cả nước như: Nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhà báo Kim Quốc Hoa, nghệ sĩ Nhà báo Bành Thông, nhà thơ Vương Trọng, Đại đức Thích Minh Thuần, TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ, nhà thiết kế thời trang Phạm Thị Lý ...đều là những thành viên của BTC.
Buổi họp báo thu hút được rất đông người tham gia, nhất là giới báo chí và truyền thông, cùng các nhà văn, nhà thơ, và các bạn đọc gần xa trong cả nước như: Nhà thơ Đặng Vương Hưng, nhà báo Kim Quốc Hoa, nghệ sĩ Nhà báo Bành Thông, nhà thơ Vương Trọng, Đại đức Thích Minh Thuần, TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ, nhà thiết kế thời trang Phạm Thị Lý ...đều là những thành viên của BTC.
Nhà báo Kim Quốc Hoa và Trần Công Phúc giới thiệu Lễ hội Lục Bát tại buổi họp báo
Nhắc đến Lễ hội Lục Bát sẽ có rất nhiều người biết tới. Liên tục từ năm 2009 đến nay, Lễ hội Lục Bát là sự kiện Văn hoá- Tâm linh thường niên, do Website Lục Bát Việt Nam khởi xướng và hàng chục đơn vị cơ quan thông tấn báo chí đồng tổ chức; với mong muốn góp phần vận động để tôn vinh Lục Bát là Quốc Thi và tiến tới: Lục Bát là Di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại. Mỗi mùa lễ hội Lục Bát đã thu hút hàng ngàn người tham gia, cùng nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, mang tầm quốc gia và có sức lan toả rộng khắp, không chỉ giới hạn trong cộng đồng những người yêu Lục Bát và trân trọng Văn hoá truyền thống của Việt Nam. Lễ hội Lục Bát đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận người yêu thơ và báo chí trong nhiều năm qua.
Theo mạch nguồn ấy, Ngày Hội Lục Bát lần thứ 5- Quý Tỵ 2013, sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Thành phố ( Số 4- Phùng Hưng- Quận Hà Đông- Hà Nội) vào 2 ngày 7- 8/9/2013.
Đến với Lễ hội Lục Bát, tâm hồn chúng ta được lắng lại, đắm chìm trong không gian “Ngàn năm hồn Việt” của những bài thơ, những vần thơ dân dã, bình dị mà gần gũi sâu lắng. Những ai đến với lễ hội cảm thấy mình như được trở về tuổi thơ, trở về với nhừng ngày tháng ngây thơ, hồn nhiên, vô lo vô nghĩ.
Lễ hội Lục Bát diễn ra trước tiên với những nghi lễ và nghi thức đặc trưng truyền thống mà chỉ trong Lễ hội Lục Bát mới có như: Lễ dâng hương và Rước thơ Lục Bát, lễ đọc “chúc văn” cầu cho Quốc thái dân an, Lễ Phát lộc ấn phẩm “Lộc Phát” của các cao tăng nhà Phật, đánh trống khai hội Lục Bát….
Nhà báo Kim Quốc Hoa, Trưởng BTC phát biểu tại buổi họp báo
Đặc
biệt, năm nay lần đầu tiên chúng ta có “Đêm hội Lục Bát” mà điểm nhấn
là chương trình Trình diễn Thời trang Dân tộc mang tên “Hồn quê và Dáng
Việt Quý Tỵ”; với những người mẫu xinh đẹp, chuyên nghiệp, quyến rũ
trong những bộ trang phục dân tộc tuyệt đẹp đậm chất Việt Nam, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc; xuất phát từ ý tưởng thật sự lãng mạn và độc đáo.
Trong lễ hội Lục Bát những bộ Yếm đào sẽ “lên ngôi”.
Cũng trong Đêm hội này, còn có Lễ sơ kết và Trao thưởng lần thứ Nhất cuộc thi Thơ “Tổ quốc và Đạo pháp”. 14 tác giả được vinh danh với bộ giải thưởng 6 giải Lục Bát Trăng Vàng và 8 giải Lục Bát Trăng Bạc.
Bên lề ngày hội, Ban tổ chức cũng tổ chức thêm một số các hoạt động có ý nghĩa như: Mỗi tác giả, khách mời, người yêu thơ đến lễ hội sẽ mang theo ít nhất một cuốn sách để tặng thư viện Huyện đảo Trường Sa. Hay mỗi người sẽ cùng ký tên để ủng hộ cuộc vận động tôn vinh Lục Bát là “Quốc Thi” và vận động UNESCO công nhận: Lục Bát Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Cũng trong Đêm hội này, còn có Lễ sơ kết và Trao thưởng lần thứ Nhất cuộc thi Thơ “Tổ quốc và Đạo pháp”. 14 tác giả được vinh danh với bộ giải thưởng 6 giải Lục Bát Trăng Vàng và 8 giải Lục Bát Trăng Bạc.
Bên lề ngày hội, Ban tổ chức cũng tổ chức thêm một số các hoạt động có ý nghĩa như: Mỗi tác giả, khách mời, người yêu thơ đến lễ hội sẽ mang theo ít nhất một cuốn sách để tặng thư viện Huyện đảo Trường Sa. Hay mỗi người sẽ cùng ký tên để ủng hộ cuộc vận động tôn vinh Lục Bát là “Quốc Thi” và vận động UNESCO công nhận: Lục Bát Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
http://vntime.vn/VanHoa-DuLich/VanHoa-NgheThuat/2013/9/4/Yem-dao-se-len-ngoi-trong-Dem-hoi-Luc-Bat-9cff4299.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét