Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Lần đầu tiên cùng vinh danh “Lục Bát Trăng Vàng” với “Hồn quê và Dáng Việt”



Đặc biệt, lần đầu tiên chúng ta có Đêm Hội Lục Bát để cùng vinh danh “Lục Bát Trăng vàng” với “Hồn quê và Dáng Việt”...

Cứ mỗi độ lá vàng lác đác rơi, sấu chín vàng trên những vòm cây ven phố, gió heo may khẽ làm se lạnh lòng người, gợi lên chút buồn man mác, ấy là lúc thu sang. Đến hẹn lại lên các liền anh, liền chị, thi hữu mọi miền lại cùng nhau trở về lễ hội Lục Bát mùng 6 tháng 8, với mong muốn gìn giữ bảo tồn những giá trị văn hóa Việt từ ngàn xưa để lại. Tiếng thơ như tiếng lòng da diết với mỗi chúng ta. Ai lớn khôn mà không mang trong tim những câu hát ầu ơ của bà, của mẹ trên nền thơ Lục Bát...
Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng…
 
 


Nhà thơ Đặng Vương Hưng – người khởi xướng lễ hội
 

Gần gụi mà sâu lắng, thấm đẫm tâm hồn là những câu ca dao, những làn điệu dân ca, những lời hát văn ngân nga, hay những câu hát xẩm… Thiết tha hơn nữa là bóng dáng thân yêu của bà, của mẹ nón lá áo nâu, chân trần lội ruộng... Là hình ảnh trang phục áo dài và yếm đào tuyệt đẹp đã đi vào hội họa, thi ca và tâm khảm mỗi người con đất Việt chúng ta. Tất cả ví như viên ngọc sáng lấp lánh, làm lên linh hồn của Con Rồng Cháu Tiên, dòng giống Lạc Hồng, là nét đẹp truyền thống riêng có và tự hào của văn hóa đất Việt cần được trân trọng, bảo vệ và gìn giữ.

Ngày hội Lục Bát năm nay, ngoài các hoạt động ý nghĩa, nghi thức đặc trưng đã trở thành truyền thống nhiều năm liền như: Dâng thơ Lộc Phát, đọc Chúc văn Lục Bát cầu cho “quốc thái dân an”; Phát lộc Thơ Lộc Phát… Lần đầu tiên có Đêm Hội Lục Bát với nghĩ lễ vinh danh những tác giả được giải cuộc thi Tổ quốc và Đạo pháp lần thứ nhất; với bộ giải thưởng độc đáo Lục Bát Trăng Vàng và Lục Bát Trăng Bạc

Điểm nhấn của đêm hội này là phần trình diễn trang phục truyền thống dân tộc mang chủ đề “Hồn quê và Dáng Việt” của Nhà thiết kế trẻ Phạm Thị Lý. Được thiết kế trên chất liệu lụa tơ tằm truyền thống, nhuộm bằng hương liệu tự nhiên, gần gũi với môi trường. Đan xen giữa xưa và nay; truyền thống và hiện đại. Tác giả Phạm Thị Lý muốn gửi gắm vào bộ sưu tập, không chỉ tinh túy của đất trời, hình ảnh của quê hương, mà còn cả các họa tiết thổ cẩm của các dân tộc anh em, như một sự tri ân sâu nặng với quê hương đất nước.

Đêm hội còn có sự tham gia trình diễn của hơn 20 thiện nguyện viên, trong đó có 06 thí sinh của cuộc thi Nữ Hoàng Trang Sức 2013 năm nay. Các thiện nguyên viên đều là các nam thanh nữ tú đầy đủ tài sắc. Điều đó chứng tỏ các bạn trẻ bây giờ không chỉ chạy theo xu hướng văn hóa hội nhập mà vẫn nặng lòng muốn góp công sức bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của cha ông ta để lại. Đây quả là điều hết sức đáng mừng.

Đặc biệt, cũng trong Ngày Hội Lục Bát lần thứ năm này, lần đầu tiên Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển Việt Nam (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam) tham gia Đồng trưởng ban tổ chức. Đây là bước đánh dấu quan trọng, đặt nền móng cho một hoạt động mang tính truyền thống thường niên; Đó là sự kết nối bền vững giữa Văn hóa và Doanh nhân của các doanh nghiệp Việt Nam!
 

Hình ảnh các thiện nguyện viên:
                              

  Nguyễn Thanh Nhàn


 Lô Hương Trâm


Lâm Thùy Anh       
               

Cao Vân Nhi


Lâm Trần Hoàng Phương


Nguyễn Hồng Nhung


Bùi Bích Ngọc


Trần Minh Quyên


Lưu Phương Anh


Bùi Hoàng Yến


Phan Mỹ Linh


Nguyễn Bịch Liên


Nguyễn Thị Kiều Anh


Trần Thương


Trần Vân Trang


Nguyễn Thu Hương


Lê Thị Yến


Nguyễn Ngọc Diệp


Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Nguyễn Thị Hà

Lý Chúc Linh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét